‘Dàn lãnh đạo VN nên về hưu tất’

Việt Nam có thể đang gặp 'bế tắc' về chính trị và mô hình quyền lực, theo nhà quan sát.

Việt Nam có thể đang gặp ‘bế tắc’ về chính trị và mô hình quyền lực, theo nhà quan sát.

Bình luận của HMT:

” Cho dù có một thế hệ trẻ của đảng Cộng Sản lên nắm quyền thì Việt Nam vẫn y như cũ.

Bởi lẽ, thế hệ lãnh đạo mới nếu có sẽ không do dân được quyền bầu cử, mà được đảng CS xếp đặt. Hoặc A hay B… Hết.

Do thế, một vị cựu Chủ tịch nước XHCN VN đã “tâm sự”: ” Bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát “.

Mấu chốt cho một Việt Nam phát triển phải là đa đảng. Khi đó người dân Việt Nam mới có quyền lựa chọn cho số phận của mình.

 “Bình ổn để phát triển”, “đảng CSVN vinh quang muôn năm” là sáo ngữ. Bởi không có nền Kinh tế thị trường “định hướng XHCN” thì Việt Nam XHCN đã chết đói từ lâu.

Đảng CSVN đã phải đi theo xu hướng thời đại, chuyển ý tưởng kinh tế XHCN thành nền Kinh tế thị trường – “định hướng XHCN” để sống sót. Và nay,  để “hạ cánh an toàn” trước thời cuộc mà dân chúng đã dần ý thức được quyền sơ đẳng nhất của mình – là Quyền Con Người, họ buộc phải thay đổi chiến lược.

Nói đa đảng sẽ gây mất ổn định là xảo ngôn ngụy biện.

Bởi đảng CSVN hiện tại sợ nhất là người dân có quyền lựa chọn. Việc này nôm na như thời xưa chỉ được mua hàng hóa qua Hợp tác xã của nhà nước ĐCS cung cấp.  Nay, với nền Kinh tế thị trường ai thích món gì thì mua món đó…

Chính nền Kinh tế thị trường tự do vực dậy Việt Nam từ những năm “Đổi Mới” thoát cảnh đói nghèo. Nên qua đó, cũng sẽ là động lực giúp cho một nước lớn là Việt Nam với gần 100 triệu dân thành một cường quốc thịnh vượng với sự lựa chọn mới : Đa Đảng. “

***

Việt Nam đang bế tắc chính trị nội bộ vì phe phái mắc trong cơ chế trách nhiệm tập thể nên kém hiệu quả, từ cách ra quyết định lựa chọn, loại bỏ nhân sự cho tới chống tham nhũng, theo ý kiến từ Singapore.

Lớp lãnh đạo được cho là ‘đã già’ hiện nay nên ‘về hưu’ để nhường chức cho lớp lãnh đạo trẻ hơn với những ý tưởng và năng lực mới hơn lên chấp chính, vẫn ý kiến này nói với BBC ngay trước thềm sự kiện Quốc hội Việt Nam họp kín về lấy phiếu tín nhiệm và lấy phiếu vào ngày 15/11/2014.

Trước hết, hôm 13/11/2014, Tiến sỹ David Koh từ Singapore bình luận với BBC về hiệu quả và ý nghĩa của phiên họp kín ở Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm và quan hệ giữa sự kiện với việc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng tiếp theo của Việt Nam.

‘Thay đổi mô hình?’

141114121620_david_koh_304x171_scdi.org.vn

Tôi nghĩ rằng hai hệ thống có thể hơi khác nhau một chút, nó không thể hoàn toàn chung, bởi vì là nếu Quốc hội không tín nhiệm nhưng mà Đảng vẫn tín nhiệm thì sao? Tiến sỹ David Koh

Nhà nghiên cứu hiện là giảng viên liên kết thuộc Trung tâm Đông Nam Á ở Đại học Quốc gia Singapore (NUS) nói:

Tôi nghĩ rằng hai hệ thống có thể hơi khác nhau một chút, nó không thể hoàn toàn chung, bởi vì là nếu Quốc hội không tín nhiệm nhưng mà Đảng vẫn tín nhiệm thì sao ?

Về cơ bản là trong cái bầu ở Quốc hội ấy, thì người ta có tín nhiệm trong Đảng hay không, bởi vì làm việc cho Quốc hội là một chuyện và làm việc cho Đảng lại là một chuyện khác” ông Koh nói.

Cũng hôm 13/11, Tiến sỹ Jonathan London từ Đại học Thành thị Hong Kong nói với BBC rằng thăm dò tín nhiệm ở Quốc hội Việt Nam không phải hoàn là không có ý nghĩa, nhưng Việt Nam cũng nên quan tâm tới những vấn đề có tầm vóc hơn.

140811152324_jonathan_london_304x171_bbc_nocredit

Dù những sắp xếp trong bỏ phiếu tín nhiệm cũng có những hạn chế của nó, chẳng hạn họ sẽ bỏ phiếu trong một phòng kín còn thiếu minh bạch như thế… cho chúng ta ý nghĩ là dần dần mô hình, kiểu chính trị của VN đang thay đổi – Phó Giáo sư Jonathan London

Tôi nghĩ là việc bỏ phiếu tín nhiệm cũng chưa phải là không có giá trị, không có ý nghĩa, nhưng tôi nghĩ những chuyện lớn hơn và quan trọng hơn cả ở Việt Nam chưa phải là những sự kiện, những quá trình như thế này.

Những vấn đề lớn nhất, căn bản nhất ở Việt Nam phải đối phó không phải là bỏ phiếu trong một phòng kín mà là đề cập vấn đề làm sao đất nước có thể phát triển được những thể chế chính trị để cho phép đất nước có một chính trị minh bạch hơn, có trách nhiệm giải trình hơn và có hiệu quả hơn đối với việc đề cập những thách thức trước mặt của đất nước trong cả lĩnh vực đối ngoại, cũng như những vấn đề trong nước…“, ông Jonathan London nói.

‘Bế tắc khó gỡ’

Trong khi đó, Tiến sỹ David Koh so sánh mô hình và hiệu quả cầm quyền giữa lãnh đạo Việt Nam với lãnh đạo Trung Quốc, mà ông đơn cử trong chống tham nhũng nhà nước, tham nhũng chức vụ từ cấp lãnh đạo trung ương tới địa phương.

Ông Koh nói: “Trong vấn đề chống tham nhũng, chắc người ta cũng so sánh với chống tham nhũng của Tập Cận Bình ở bên Trung Quốc.

Vấn đề là quyền lực ở Việt Nam tập trung được, hay không tập trung được, để người cao nhất trong Đảng có thể cách chức ai hơn là khởi động một cơ chế nào đó để đặt ra cái nghi vấn, dấu hỏi trên đầu một con người nào đó đang nắm chức vụ nào đó mà thậm chí là dùng pháp luật của nhà nước để mà tẩy được, đuổi được con người tham nhũng đấy đi ?

Tôi nghĩ rằng vấn đề phe cánh ở Việt Nam ăn rất sâu mà phe cánh nào cũng đăng đối và ngang với phe cánh khác, cho nên cái việc này, trong tiếng Anh người ta gọi là 'dead-lock' (bế tắc) TS. David Koh

Tôi nghĩ rằng vấn đề phe cánh ở Việt Nam ăn rất sâu mà phe cánh nào cũng đăng đối và ngang với phe cánh khác, cho nên cái việc này, trong tiếng Anh người ta gọi là ‘dead-lock’ (bế tắc)
TS. David Koh

Vấn đề vẫn quay về chỗ quyền lực dù là bên đảng, bên nhà nước, cái quyền lực để bổ nhiệm nhân sự có tập trung lại hay không để những người trong chức vụ lãnh đạo ở Việt Nam có thể bổ nhiệm được những người mới, những người có tư duy mới, những người trung thành với họ, để họ có thể làm việc được.

Tôi nghĩ rằng vấn đề phe cánh ở Việt Nam ăn rất sâu mà phe cánh nào cũng đăng đối và ngang với phe cánh khác, cho nên cái việc này, trong tiếng Anh người ta gọi là ‘dead-lock’ (bế tắc), cái bế tắc này rất khó gỡ khi không có tập trung về quyền lực đó, điều mà Trung Quốc đã làm được rồi, còn Việt Nam chưa làm được.

‘Nên về hưu đi’

Khi được thăm dò liệu ai có thể sẽ ngồi vào hai trong số bốn vị trí vẫn được gọi là ‘Tứ trụ’ ở Việt Nam là chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản (có thể theo mô hình kiêm cả chức Chủ tịch nước) và Thủ tướng Chính phủ trong năm 2016, nhà quan sát nói:

Về cơ chế hiện hành thì phải là người trong Bộ Chính trị để làm Thủ tướng, còn những người như một số gợi ý đều chưa có chân đứng trong Bộ Chính trị, cho nên tôi không nghĩ những ông đó có thể làm Thủ tướng được cả.

Về ứng viên cho các vị trí lãnh đạo ‘tứ trụ’ nói chung, Tiến sỹ Koh bình luận thêm về khía cạnh ‘tuổi tác’.

Ông nói: “Những người ‘trẻ hơn’, ví dụ như ông Xuân Phúc (Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc), ông Hải (Lê Thanh Hải, Bí thư thành ủy) ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Phạm Quang Nghị (Bí thư Thành ủy Hà Nội), mấy ông trẻ hơn, kỳ thực kể cả ông Nghị, cũng đều quá tuổi rồi.

Nếu mà tôi là ông Dũng, ông Trọng, hay là ông Hùng, tôi sẽ nghĩ rằng tất cả mọi người về hưu đi, cho người trẻ người ta làm - TS. David Koh

Nếu mà tôi là ông Dũng, ông Trọng, hay là ông Hùng, tôi sẽ nghĩ rằng tất cả mọi người về hưu đi, cho người trẻ người ta làm –
TS. David Koh

Cho nên tôi nghĩ đội ngũ lãnh đạo Việt Nam bây giờ cần một sự thay đổi về thế hệ, và nếu mà tôi là ông Dũng, ông Trọng, hay là ông Hùng, tôi sẽ nghĩ rằng tất cả mọi người về hưu đi, cho người trẻ người ta làm.

Bởi vì người trẻ người ta có ý tưởng, người ta có sức lực. Trẻ hơn, người ta có thể bắt đầu lại những cái kỷ nguyên mới. Tất nhiên việc này cũng do Đảng quyết định thôi…

“Có thể có người nghĩ rằng phải có tính liên tục trong đội ngũ lãnh đạo đó, dứt khoát phải có một ông, hay hai ông ở lại, nhưng những việc đó chưa có sự kết luận…

‘Còn sớm để nói’

Hôm 13/11, một nhà bình luận từ Việt Nam, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, chủ biên tạp chí Tổ Quốc và là một

Tiến sĩ  Nguyễn Thanh Giang

Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang

nhân vật bất đồng chính kiến lâu năm trong nước, nói với BBC rằng nếu chưa thể có sự lựa chọn dân chủ, công khai của nhân dân, đảng viên, thì có thể ‘đành chấp nhận’ một số phương án nhân sự như sau.

Ông nói: “Tôi nghĩ ứng viên cho chức Tổng bí thư có thể là các ông như Nguyễn Tấn Dũng, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thiện Nhân.

Còn chức Thủ tướng, nếu bỏ qua một số yêu cầu về việc phải là Ủy viên Bộ chính trị, thì tôi nghĩ ông Vũ Đức Đam nên là một ứng cử viên.

Cũng hôm thứ Năm, khi được vấn ý về vấn đề này, Tiến sỹ Jonathan London nói:

Bây giờ còn quá sớm để dự đoán như vậy, mà tôi nghĩ điều quan trọng hơn là Việt Nam nên bàn thảo những biện pháp cụ thể hơn để cải tổ hệ thống - PGS. TS. Jonathan London

Bây giờ còn quá sớm để dự đoán như vậy, mà tôi nghĩ điều quan trọng hơn là Việt Nam nên bàn thảo những biện pháp cụ thể hơn để cải tổ hệ thống –
PGS. TS. Jonathan London

Bây giờ còn quá sớm để dự đoán như vậy, mà tôi nghĩ điều quan trọng hơn là Việt Nam nên bàn thảo những biện pháp cụ thể hơn để cải tổ hệ thống.

Sao cho đất nước, xã hội và thể chế được dân chủ, minh bạch hơn, người dân có nhiều quyền hơn để có thể phát huy tốt nhất những khả năng của mình“, nhà nghiên cứu nói với BBC từ Hong Kong.

Nguồn: BBC Tiếng Việt

One comment on “‘Dàn lãnh đạo VN nên về hưu tất’

Gửi phản hồi

Mời bạn điền thông tin vào ô dưới đây hoặc kích vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Log Out / Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Log Out / Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Log Out / Thay đổi )

Google+ photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Google+ Log Out / Thay đổi )

Connecting to %s